Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng tạp hóa
Tìm hiểu quanh khu vực muốn mở tạp hóa mật độ dân cư có đông không, nhóm dân cư nào là chủ yếu (nông dân, công nhân, dân văn phòng, học sinh, sinh viên,…). Tùy từng nhóm đối tượng sẽ có những đặc điểm riêng như: mức thu nhập, nhu cầu, sở thích,… Khi đã nắm được tiêu chí này, việc lựa chọn mặt hàng chính để kinh doanh sẽ rất đơn giản.
Ví dụ:
Việc đặt tên cửa hàng tạp hóa rất quan trọng vì đây là cách tiếp cận cũng như tăng độ nhận diện thương hiệu một cách dễ dàng. Chủ tiệm nên chọn một cái tên ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ. Có thể lấy tên của bản thân hay đặc trưng của quán. Ví dụ: Dốc ga, Cây bàng, tạp hóa Sơn Hà, tạp hóa Nguyên Anh,…
Để mở cửa hàng tạp hóa, bạn có thể kinh doanh tại nhà (nếu nhà mặt ngõ, mặt đường) hoặc thuê mặt bằng. Tùy vào quy mô cửa hàng mà thuê diện tích lớn hay nhỏ. Cửa hàng tạp hóa quy mô vừa hoặc siêu thị mini thì mặt bằng cần tối thiểu là khoảng 30m2.
Bạn nên tìm thuê ở trục đường chính, lưu lượng qua lại đông hoặc ngõ đông dân cư, gần trường học,… giao thông đi lại thuận tiện. Bạn cần đánh giá khả năng chi trả của bản thân, tình trạng mặt bằng, khảo sát giá để thỏa thuận giá thuê trước khi ký hợp đồng. Thông thường, hợp đồng thuê mặt bằng bán tạp hóa kéo dài ít nhất là 5 năm.